1. HÃY CHỌN BỂ NUÔI CÓ KÍCH THƯỚC PHÙ HỢP ĐỂ LÀM “CRABITAT”.
“Crabitat” là thuật ngữ dùng để chỉ môi trường nuôi nhốt nhân tạo của cua kí cư. Bể có dung tích 15, 30, 45, 60 hoặc 90 lít là thích hợp cho hai chú cua size S trở lên (15 lít). Cua ẩn sĩ là loài sống cộng đồng nên phải có ít nhất một con nữa để tương tác với nó. Một ngôi nhà phù hợp là nơi vừa có thể giữ ẩm vừa có không khí lưu thông. Hồ cá, bể nuôi bò sát hoặc bạn có thể tận dụng bể chứa nước cũ hỏng trên sân thượng. Ngoài ra hồ mica hay thùng nhựa trong cũng phù hợp vì chúng giữ ẩm và nhiệt rất tốt.


2. ĐẢM BẢO ĐỘ ẨM CẦN THIẾT CHO BỂ NUÔI.
Nên trang bị ẩm kế và nhiệt kế cho bể. Chúng sẽ giúp bạn giám sát và duy trì nhiệt độ tốt nhất (24-28°C và độ ẩm tương đối 75-85%). Ốc mượn hồn có vảy và thở qua lớp vảy này khi được làm ẩm, nếu vảy bị khô, chúng sẽ không hô hấp được vì vậy môi trường sống phải có độ ẩm nhất định ít nhất là 75%. Nếu độ ẩm quá thấp, dưới 70% ốc sẽ bị ngộp thở và chết dần qua nhiều tuần, nhiều tháng.
• Bỏ thêm rong rêu vào bể nuôi là cách để tăng độ ẩm tự nhiên. Rêu vừa giúp giữ ẩm, vừa là thức ăn cho cua. Bạn có thể mua bọt biển xốp bởi chúng giúp giữ ẩm khá tốt. Nhưng bọt biển rất mau dơ, bạn nên thay chúng thường xuyên mỗi hai hay ba tuần.


3. ĐẢM BẢO NHIỆT ĐỘ THÍCH HỢP CHO BỂ NUÔI.
Cua ẩn sĩ là loài động vật nhiệt đới nên chúng thích nghi rất tốt trong môi trường ấm. Giới hạn nhiệt tiêu chuẩn của chúng là 24-29°C. Sự tổn thương về nhiệt đối với loài vật cảnh là không thể hồi phục, nhiệt độ quá thấp sẽ làm chậm sự trao đổi chất của chúng. Bạn nên gắn một máy sưởi ở đằng sau bể để duy trì nhiệt độ và độ ẩm. Nếu bể nuôi thiết kế không đúng cách có thể khiến cua trở nên lờ đờ và thụ động, rụng chân, rụng càng và cuối cùng là chết.


4. CHUẨN BỊ CHẤT NỀN.
Chất nền là lớp vật chất bạn rải trên sàn bể. Bạn chỉ nên dùng loại cát cỡ viên đường vì cát mịn hơn có thể lọt vào trong vỏ ốc khi chúng di chuyển và gây hậu quả khôn lường. Sử dụng nước muối đã khử clo để làm ướt chất nền và tạo thành một khối "lâu đài cát" nhất quán. Bạn cũng có thể dùng xơ dừa nén (có bán ở các cửa hàng thủy sinh). Xơ dừa xới cho tơi sau đó rải nước muối lên vừa cung cấp được độ ẩm vừa ngăn chặn được nấm, mốc. Không nên sử dụng sỏi trang trí hồ cá (cua không thể đào hang được) và cát canxi (có thể kết thành khối cứng và gây mùi hôi). Lớp nền của bể nên dày hơn từ 3-5 lần chiều cao của ốc mượn hồn và phải là loại vật liệu thích hợp để cua có thể dễ dàng đào hang, xây động nhằm giảm stress, ẩn náu và lột xác.
• Nhiều con cua ẩn sĩ lại thích chui vào đám rong rêu ẩm ướt, thậm chí là lột xác trong đó.(không phải rêu Tây Ban Nha hay rêu nhựa - loại để trang trí!)


5. GIỮ CHO LỚP NỀN SẠCH SẼ
Chất nền dơ có thể sản sinh nấm mốc gây hại. Bạn nên thay nền bể 6 tháng một lần. Tuy nhiên, mỗi tháng chúng ta cần kiểm tra xem liệu chất nền có bị nấm mốc, kiến hay mạt phá hoại không. Nếu phát hiện điều bất thường bạn phải thay nền ngay. Bạn có thể "làm sạch theo điểm", tức là chỉ cần dọn phân hay thức ăn thừa mà chú cua làm vương vãi trên nền bể. Không nên vệ sinh bể khi ốc mượn hồn đang trong quá trình lột xác (lúc này chúng sẽ chui xuống cát và ngoi lên sau khi đã hoàn tất việc đổi "nhà"). Khi cua ẩn sĩ lột xác, chúng trở nên rất yếu, vì thế đừng di chuyển chúng trong giai đoạn này.
• Nếu bạn muốn hoàn hảo hơn nữa, bạn có thể khử trùng cát nền trong lò nướng. Đặt cát vào trong một cái chảo lớn (dùng riêng với chảo nấu ăn để đảm bảo vệ sinh!) và nướng trong lò ở nhiệt độ 120°C trong khoảng 2 tiếng.
• Mỗi hai đến ba tuần một lần, đun sôi tất cả vỏ ốc và vỏ sò trong bể với nước muối khử clo để đảm bảo vi khuẩn và nấm mốc không sản sinh và gây hại đến cua. Để chúng nguội trước khi đặt lại vào bể nuôi.


6. MUA ĐỒ CHƠI CHO LŨ CUA.
Cua ẩn sĩ là những “vận động viên leo núi chuyên nghiệp”. Trên thực tế ngoài đời sống hoang dã chúng vẫn thường phải leo lên những tảng đá lớn nhô lên khi thủy triều xuống thấp để tìm kiếm thức ăn. Thỉnh thoảng ốc mượn hồn còn được gọi là "cua cây" vì trên cạn chúng có thể leo lên cây để ăn côn trùng và thực vật:
• Đồ chơi leo núi là thứ không thể thiếu. Những thứ như khúc gỗ mơ hay gốc cây rất được ưa chuộng, vì gỗ mơ không có chất độc và có nhiều lỗ để lũ cua ẩn sĩ tha hồ bám vào. Bạn có thể đặt nó trong gốc bể, chỉ cần chắc chắn là cua không thể trèo ra ngoài theo lối đó.
• Đồ chơi tự nhiên: Đá và vỏ sò. Rải những thứ có thể dễ dàng tìm được ngoài bãi biển này xung quanh bể sẽ góp phần làm crabitat của bạn trở nên vô cùng sinh động. Ngoài ra ốc mượn hồn cũng có thể ăn vỏ sò. Đừng quên đun sôi tất cả để khử trùng.
• Đồ chơi nhựa: Cây nhựa dành cho bò sát cũng phù hợp để cua có thể leo trèo hay trốn vào, nhưng bạn đừng quên đóng nắp hộp nếu không cua sẽ bỏ trốn đi lang thang và chết.
• Đừng bao giờ sử dụng “gỗ thông chẻ đôi” - loại dành cho bò sát vì trong gỗ thông có chất kích thích có thể khiến cua nhiễm độc.


7. CHUẨN BỊ CHO BẦY CUA CỦA BẠN CHỖ TRÚ ẨN.
Cua ẩn sĩ cũng như những loài động vật khác, chúng sẽ lẩn trốn khi cảm thấy bị đe dọa. Bạn có thể lấy vỏ dừa, chậu hoa cũ, vỏ sò lớn, v.v… ước lượng làm sao để cua không bị kẹt và hoặc có thể dễ dàng đào nó lên.


8. THÊM MỘT SỐ LOẠI THỰC VẬT SỐNG VÀO BỂ CỦA BẠN.
Cây cảnh là yếu tố không thể thiếu. Cụ thể như cây tre (trừ loại tre phát tài hay còn gọi là "tre may mắn"), cây bắt côn trùng (cây không khí) và cây nhện là những loại cây an toàn. Tuy nhiên cua có thể sẽ ăn chúng bất cứ lúc nào nên bạn nên trồng đến khi cứng cáp hãy đặt vào trong bể.


9. CUNG CẤP NƯỚC CHO ỐC MƯỢN HỒN.
Ốc mượn hồn đều rất cần nước sạch và nước muối. Bạn nên chuẩn bị hai dĩa nước này vì bầy cua cần cân bằng độ mặn trong vỏ; dĩa nước phải vừa đủ sâu để cua có thể ngâm vỏ (cua C.Perlatus rất thích ngâm mình trong nước). Thiết kế một vùng nước dốc, từ cạn đến sâu, xung quanh có đá hoặc cái gì đó để cua có thể bám vào. Đừng dùng nhựa vì nó khá trơn và cua sẽ gặp khó khăn khi leo dốc.
• Nếu bạn nuôi một chú cua ẩn sĩ lớn và con còn lại nhỏ hơn thì bạn có thể đặt thêm những hòn đá nhỏ hay một miếng bọt biển tự nhiên trong dĩa nước để dĩa nước đủ sâu cho con cua lớn ngâm mình đồng thời chú cua nhỏ cũng không bị kẹt và chết đuối.
• Bạn có thể mua nước muối bể cá loại dành cho cá biển (không phải cá nước ngọt). Không nên dùng muối ăn vì các chất chống đông cứng trong đó sẽ gây hại đến cua. Một số nhãn hiệu muối dành cho cua ẩn sĩ lại chính là muối ăn cho nên khi bạn pha nước muối sẽ không có độ mặn đúng. Hãy sử dụng những thương hiệu uy tín chuyên dụng như Instant Ocean, Oceanic, v.v…


10. ĐẢM BẢO NƯỚC ĐÃ ĐƯỢC KHỬ CLO.
Trong nước máy có một số chất như chlorine, chloramine và kim loại nặng có thể làm cơ thể ốc mượn hồn bị sưng phồng (dẫn đến đột tử do ngạt thở bất thường). Chưng cất nước sẽ loại bỏ được chlorine nhưng vẫn còn lại chất chloramine, vì thế nếu sử dụng nước máy bạn cần phải kết hợp với máy xử lý nước.
• Bạn có thể sử dụng nước suối để thay thế nước máy nếu không có điều kiện xử lí. Tuy nhiên hãy chắc chắn là không có gì khác ngoài nước suối. Chẳng hạn nước Dasani có chứa magnesium sulfate (còn gọi là muối Epsom) "để tăng hương vị ", và điều này không tốt cho cua.
SHOP ỐC MƯỢN HỒN HCM:
Bán Ốc mượn hồn Đẹp - Giá Rẻ
Vỏ ốc Mượn hồn/ vỏ ốc trang trí
Rêu rừng xanh - Cát biển trắng...
Tư vấn Setup hồ nuôi OMH

Facebook -FB.com/ShopOcMuonHonHCM
YouTube -youtube.com/c/OcMuonHonHCM
FB Thailand Betta -FB.com/ThaiLanBetta
Lazada -Lazada.vn/shop/thai-lan-betta
Shopee #1 -Shopee.vn/ocmuonhonhcm
Shopee #2 -Shopee.vn/oc_muon_hon_hcm
Shopee #3 -Shopee.vn/thai_lan_betta_shop
🚛Ship toàn quốc
☎️0906640863
🏠83/5A, Đường 7, Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM