LỜI KHUYÊN

• Không nên làm ồn hay gây tiếng động lớn khi cầm chú cua vì điều đó có thể làm nó bị căng thẳng.
• Nhận nuôi hoặc mua cua trông có vẻ sinh động chứ không lừ đừ. Những con như vậy thường có thể bị bệnh. Tuy nhiên một số chú cua chỉ là bị căng thẳng hay nhút nhát lúc đầu chứ không hẳn là ốm.
• Nếu bạn ngửi thấy mùi lạ như mùi cá chết thì có thể là có cua chết. Nhưng trước khi tìm kiếm thì hãy nghĩ đến nguyên nhân. Gần đây bạn có cho chúng ăn hải sản sống không? Có khi đến cả tháng sau thức ăn vẫn còn lại đâu đó trong bể. Lũ cua ẩn sĩ rất thích chôn thức ăn. Đó là lý do bạn cần phải thay nền bể mỗi tháng một lần hoặc lâu hơn (trừ khi đó là khoảng thời gian cua lột xác).
• Nếu một chú cua ẩn sĩ kẹp bạn, điều đó không có nghĩa nó ghét bạn mà chỉ đơn giản nó sợ té hoặc là đang đói bụng. Đặt nó trở lại và chờ một lúc sau hãy nhấc nó lên và nhớ là đừng lắc tay bạn nếu không sẽ làm chú cua cảm thấy sợ và kẹp mạnh hơn. Đảm bảo là nó có nhiều thức ăn trong bể. Đừng trừng phạt những anh bạn bé nhỏ này nếu lỡ bị kẹp vì chúng chỉ làm theo bản năng và không hiểu mình đang làm gì.
• Cua ẩn sĩ không thể sinh sản trong môi trường nuôi nhốt. Chúng cần một khí hậu nhiệt đới và đại dương để sinh sản. Vì thế trừ khi bạn có một cái bể khổng lồ với thiết kế dành riêng cho mục đích này, nếu không bạn đừng nên hi vọng sẽ nhìn thấy một chú cua ẩn sĩ con.
• Đừng cho ốc mượn hồn ăn gì nếu đang chuẩn bị lên xe đi một chặng dài. Chứng say xe có thể giết chết chúng.
• Nếu con bạn có một chú ốc mượn hồn, hướng dẫn chúng đeo găng tay nếu sợ bị kẹp.
• Nếu bạn cầm cua hãy để tay phía trên mặt bàn, điều này sẽ giúp anh bạn cua đỡ sợ và không véo bạn.
• Nhúng cua vào nước tầm 1 phút sau đó để ráo nó trong 5 phút nếu như bạn muốn nó sạch hơn.
• Nếu bạn thấy chú cua bắt đầu ít hoạt động và mắt chuyển sang màu trắng thì có nghĩa là nó sắp lột xác. Đặt nó vào một bể riêng nhưng phải ở một vị trí tốt và bạn cần dùng nước cất phun sương cho nó. Chờ khoảng một đến hai ngày và thú cưng của chúng ta sẽ ổn… Nhưng nên nhớ tuyệt đối không thổi hay chạm vào nó. Làn da mới rất nhạy cảm vì thế đừng chọc phá cho đến khi màu của nó bình thường trở lại. Quá trình này mất tầm một tháng.



CẢNH BÁO

• Nếu bạn đang cân nhắc việc trang trí bể với gỗ mục, "nội thất" hay vật dụng bằng gỗ, hãy xem xét kĩ. Khá nhiều loại gỗ và cây độc với cua, như Tre May Mắn và cây thường xanh.
• Cua ẩn sĩ. Vì là cua nên chúng có thể tạo ra một cú kẹp mạnh đầy đau đớn. Luôn để mắt đến lũ trẻ khi chúng cầm một con cua!
• Đừng làm rơi cua vì nó có thể bị thương hoặc chết.
• Nếu đội phòng chống côn trùng của địa phương đến nhà bạn định kỳ để xịt thuốc thì đừng để lũ cua bị xịt trúng. Mang chúng sang một phòng khác vài ngày và chèn khăn dưới cửa để ngăn chặn mùi hương. Tuy không phải là bọ hay côn trùng nhưng chúng cũng có họ hàng đủ gần để bị ảnh hưởng ít nhiều nên hãy cẩn thận.
• Không nên dùng xà phòng để vệ sinh bể nuôi và đồ chơi! Sau khi lấy hết cua và cát ra, bạn có thể dùng dấm trắng để vừa xịt vừa chà rửa. Đun sôi đồ chơi, vỏ ốc (rỗng) và gỗ mơ trong nước muối (để ngăn chặn nấm mốc) và để chúng lên khăn cho ráo nước.


NHỮNG THỨ BẠN CẦN

• Bể kính hay bể nhựa.
• Nắp đậy bể (thủy tinh hoặc nhựa).
• Hai đĩa nước.
• Nước suối và nước muối (không nên "pha" nước muối bằng muối ăn và nước máy vì lượng clo có thể gây hại đến lũ ốc mượn hồn vì thế nếu bạn có thể, hãy nhỏ thêm vài giọt dung dịch trung hòa nước.
• Dĩa nước đủ to để cua có thể ngâm mình nhưng không quá sâu vì cua nhỏ có thể bị chết đuối (bạn có thể dùng vỏ sò để đựng nước cho cua nhỏ).
• Nơi trú ẩn để cua có không gian ở một mình (bạn có thể cắt hình cánh cửa lên gáo dừa rồi úp xuống hoặc chôn nửa chậu hoa xuống cát và làm một chiếc cầu cho cua leo vào).
• Vỏ dự phòng, ít nhất 3 cái (một nhỏ hơn, một gần bằng và một lớn hơn vỏ cua đang dùng một chút). Đừng sử dụng vỏ sơn vì như đã đề cập, sẽ gây hại cho cua nếu nuốt phải sơn vụn.
• Chất nền (ít nhất dày 5 cm).
• Dấm trắng (để rửa bể)(tùy chọn).
• Thức ăn tươi sống (đồ ăn hộp có thể gây hại đến sức đề kháng của cua).
• Thứ gì đó để leo (như gỗ mơ hay vài cây cầu nhỏ).
• Dụng cụ xúc phân (có thể dùng muỗng nhựa).
• Đồ chơi (mua ở cửa hàng thú y hoặc tiệm thú cưng).
• Găng tay (chỉ phòng khi chúng kẹp! Hãy cẩn thận với càng của chúng).
• Nhiệt kế và ẩm kế (dùng đo nhiệt độ và độ ẩm).
• Máy sưởi bể (nếu nhiệt độ trong nhà bạn thấp hơn 23°C).


SHOP ỐC MƯỢN HỒN HCM:
Bán Ốc mượn hồn Đẹp - Giá Rẻ
Vỏ ốc Mượn hồn/ vỏ ốc trang trí
Rêu rừng xanh - Cát biển trắng...
Tư vấn Setup hồ nuôi OMH

Facebook -FB.com/ShopOcMuonHonHCM
YouTube -youtube.com/c/OcMuonHonHCM
FB Thailand Betta -FB.com/ThaiLanBetta
Lazada -Lazada.vn/shop/thai-lan-betta
Shopee #1 -Shopee.vn/ocmuonhonhcm
Shopee #2 -Shopee.vn/oc_muon_hon_hcm
Shopee #3 -Shopee.vn/thai_lan_betta_shop
🚛Ship toàn quốc
☎️0906640863
🏠83/5A, Đường 7, Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM